Trắc nghiệm Sinh học 12 - Di truyền phân tử (Phần 2)
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 - Di truyền phân tử (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- trac_nghiem_sinh_hoc_12_di_truyen_phan_tu_phan_2.docx
Nội dung text: Trắc nghiệm Sinh học 12 - Di truyền phân tử (Phần 2)
- Câu [10029]: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là A. 4500. B. 6000. C. 1500. D. 3000. Câu [10030]: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính thoái hoá. C. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. D. Mã di truyền là mã bộ ba. Câu [10031]: Đơn phân của prôtêin là A. nuclêôtit. B. peptit. C. nuclêôxôm. D. axit amin Câu [10032]: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? ' A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5 trên mạch mã gốc của gen. B. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã. C. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN. D. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã. Câu [10033]: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực? A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. B. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn. C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản). D. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. Câu [10034]: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu [10035]: Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do là A. 6000. B. 4500. C. 1500. D. 3000. Câu [10036]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất. (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất. (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.