Ôn tập cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

pdf 6 trang hoangloanb 14/07/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_7_bai_28_trao_doi_khi.pdf

Nội dung text: Ôn tập cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 7 - Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

  1. Hoasinhyp@gmail.com - Là nguyên liệu và môi trường của nhiều quá trình sống ở cơ thể sinh vật. Quá trình quang hợp, quá trình tiêu hoá, vận chuyển các chất, điều hoà thân nhiệt * Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật: - Chất dinh dưỡng đối với thực vật: Ở thực vật chất dinh dưỡng là các chất khoáng (N, P, K, S, B, Mo ) giúp cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất cao + Các nguyên tố cây cần nhiều N, K, P. + Các nguyên tố cây cần lượng ít: Cu, Mo, Bo Liên hệ: Để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao cần bổ dung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân như đạm, lân, kali - Chất dinh dưỡng đối với động vật: + Ở động vật các chất dinh dưỡng là protein, carbohydrate, lipit, vitamin và chất khoáng. + Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho quá trình sống của cơ thể. Liên hệ: Để cơ thể phát triển khỏe mạnh cần ăn đầy đủ các loại thức ăn 2. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày thành phần hóa học và tính chất của nước. Câu 2: Nước có vai trò gì đới với sinh vật? Câu 3: Khi bị nôn, sốt hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất nhiều nước. Trong trường hợp đó em cần làm gì? Câu 4: Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? Cần làm gì để cây phát triển tốt? Câu 5: Chất dinh dưỡng của người và động vật là những nhóm chất nào? Có chức năng gì? Để cơ thể phát triển tốt chúng ta cần lưu ý gì trong các bữa ăn? BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT 1. Kiến thức cơ bản *Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ ngoài vào rễ - Nước và chất khoáng hoà tan trong đất hấp thụ vào rễ nhờ tế bào lông hút rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ lên các bộ phận thân và lá của cây. - Sự phát triển của bộ rễ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ nước và chất khoáng. *Sự vận chuyển các chất trong cây - Nước và chất khoáng hoà tan trong đất hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ lên các bộ phận thân và lá của cây (dòng đi lên) - Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá cây được vận chuyển theo mạch rây đến nơi cần sử dụng hoặc các bộ phận dự trữ như hạt, quả, củ (dòng đi xuống) * Quá trình thoát hơi nước  Hoạt động đóng, mở khí khổng - Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của khí khổng ở lá. - Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là cơ chế đóng, mở khí khổng.  Ý nghĩa của sự thoát hơi nước ở lá: - Sự thoát hơi nước ở lá góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây - Điều hoà nhiệt độ cho cây. - Giúp khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.  Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật. - Sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như: Độ ẩm, hàm lượng khí CO2 của đất; ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm của không khí - Để cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao cần bón phân và tưới nước hợp lý cho cây trồng. 2. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Sự hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào rễ được thực hiện như thế nào? Câu 2: Trình bày sự vận chuyển các chất trong cây. Câu 3: Quá trình thoát hơi nước ở lá thực hiện qua đâu? Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá. Câu 4: Trình bày những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật? Câu 5: Vì sao khi di chuyển cây trồng đến nơi khác, người ta thường cắt bớt cành, lá? Vì so vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc nắng nóng phải tưới nhiều nước cho cây? GV: Nguyễn Thị Hoa - THCS Yên Phong 2
  2. Hoasinhyp@gmail.com CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 7 - ÔN TẬP CUỐI KÌ I Câu 1: Sự trao đổi khí ở ếch với môi trường ngoài được thực hiện qua cơ quan nào? A. Phổi. B. Da. C. Mang D. Phổi và da Câu 2: Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tử nào? A. Cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. B. Cấu tạo từ hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen. C. Cấu tạo từ một nguyên tử carbon và hai nguyên tử hydrogen. D. Cấu tạo từ một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Câu 3: Vì sao phân tử nước có thể hòa tan nhiều chất? A. Phân tử nước có tính phân cực. B. Phân tử nước được cấu tạo từ hai nguyên tử. C. Nguyên tử tạo thành phân tử nước dễ bị cắt rời nhau. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước yếu. Câu 4: Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây là (1) Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ. (2) Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá (3) Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Tạo điều kiện cho cây hấp thụ nhanh năng lượng ánh sáng mặt trời. Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Câu 5: Quan sát thí nghiệm sau: Sau khi bọc cành cây bằng túi nilon và để cây ra ngoài ánh sáng, một thời gian sau thấy xuất hiện các giọt nước. Giọt nước đọng trên túi nilon thoát ra từ A. Lá cây. B. Cành cây. C. Hạt. D. Nước tự hình thành. Câu 6: Trong cơ thể người, các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn là: (1) Dạ dày, (2) Não, (3) Tim, (4) Động mạch, (5) Tĩnh mạch. A. (3), (4), (5). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (4), (5). Câu 7: Quá trình trao đổi khí ở cá và người với môi trường ngoài giống nhau là A. Đều thực hiện trao đổi khí lấy khí oxygen bên ngoài môi trường và thải ra khí carbon dioxide. B. Đều thực hiện trao đổi khí lấy khí carbon dioxide bên ngoài môi trường và thải ra khí oxygen. C. Đều thực hiện trao đổi khí với môi trường bên ngoài bằng phổi. D. Đều thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài bằng mang. Câu 8: Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể người là: (1) Đường, (2) Bùn khoáng, (3) Chất béo, (4) Chất đạm, (5) Phóng xạ. A. (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4), (5). Câu 9: Các yếu tố để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người là (1) Độ tuổi, (2) giới tính, (3) trạng thái sinh lý, (4) cường độ hoạt động của cơ thể. A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 10: Vai trò của quá trình hít vào và thở ra ở động vật giúp gì cho quá trình hô hấp ở tế bào? A. Tạo khí oxygen và carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. B. Lấy khí oxygen ở môi trường ngoài và thải khí carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp tế bào. C. Tạo khí oxygen và thải khí carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. D. Thải khí oxygen và carbon dioxide giúp thực hiện quá trình hô hấp ở tế bào. Câu 11: Quá trình trao đổi khí ở cá và người với môi trường ngoài khác nhau như thế nào? A. Cá thực hiện trao đổi khí lấy khí oxygen bên ngoài môi trường và con người lấy khí carbon dioxide bên ngoài môi trường. B. Cá thải khí oxygen ra bên ngoài môi trường và con người thải khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường. C. Cá thực hiện trao đổi khí với môi trường bên ngoài bằng mang, con người thực hiện trao đổi khí với môi trường bên ngoài bằng phổi. GV: Nguyễn Thị Hoa - THCS Yên Phong 4
  3. Hoasinhyp@gmail.com Câu 23: Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động A. Phân giải chất dinh dưỡng. B. Hút nước ở lông hút. B. Tổng hợp chất dinh dưỡng. D. Đóng, mở khí khổng Câu 24: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây là A. Nước, phân bón, chất lượng đất và sự chăm sóc của con người. B. Ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng khí carbon đioxide và khí oxygen. C. Ánh sáng, nhiệt độ, nước trong đất, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất. D. Nước trong đất, độ pH của đất, độ tơi xốp của đất. Câu 25: Tại sao người ta phải tưới nhiều nước cho cây trồng vào những ngày hè nóng bức? A. Khi nhiệt độ tăng cao, cây phải thoát hơi nước liên tục nhằm giảm bớt lượng nhiệt môi trường xung quanh, tưới nhiều nước hơn để hạn chế tình trạng mất nước. B. Kích thích quá trình hô hấp của cây, tạo ra nhiều năng lượng để chống đỡ với thời tiết nóng bức của mùa hè. C. Giúp cây có đủ nước để vận chuyển các chất dinh dưỡng từ thân đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể . D. Ép khí khổng mở, kích thích quá trình quang hơp, thải ra môi trường nhiều khí oxygen. Câu 26: Nước được cung cấp cho cơ thể thông qua những nguồn nào? A. Nước uống. B. Nước uống và các loại quả. B. Các loại rau, củ, quả. D. Thức ăn và nước uống Câu 27: Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua những hoạt động nào? A. Thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. B. Thu nhận, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. C. Thu nhận, biến đổi thức ăn và thải các chất cặn bã. D. Nghiền nhỏ, hấp thụ thức ăn và thải các chất cặn bã. Câu 28: Thức ăn từ ngoài đi vào cơ thể thông qua A. Miệng B. thực quản. C. dạ dày. D. ruột non. GV: Nguyễn Thị Hoa - THCS Yên Phong 6