Những bài văn mẫu nghị luận Lớp 6

docx 11 trang hoangloanb 13/07/2023 50321
Bạn đang xem tài liệu "Những bài văn mẫu nghị luận Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnhung_bai_van_mau_nghi_luan_lop_6.docx

Nội dung text: Những bài văn mẫu nghị luận Lớp 6

  1. 2. Nghị luận về Noi gương những người thành công - mẫu số 2: Có biết bao những danh nhân nổi tiếng trên thế giới khiến chúng ta phải ngả mũ kính phục. Họ là hiện thân của ý chí phi thường và sự nghị lực, học hỏi không ngừng nghỉ để đi đến ước mơ. Việc học hỏi, noi gương những người thành công là việc làm cần thiết, hữu ích để mỗi người thêm hoàn thiện và rút ra bài học quý báu cho bản thân mình. Người thành công là những cá nhân tiêu biểu của một cộng đồng, có ảnh hưởng trong xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Họ có thể là ca sĩ, diễn viên, nhà sáng chế, nhà khoa học, nổi tiếng, được biết đến rộng rãi. Nhưng cũng có thể họ chỉ là những nhân vật nhỏ bé: một sinh viên nghèo đỗ đại học trên thành phố lớn, một cậu bé khuyết tật vượt khỏi giới hạn bản thân để trở thành giáo viên, Vậy noi gương họ chính là nhìn vào sự cố gắng, nỗ lực của người khác để học hỏi, đi theo. Ta không những thấy được tài năng, trí tuệ ở họ mà còn cả nghị lực và sự bền bỉ phi thường. Vậy tại sao ta cần học hỏi, noi gương những người nổi tiếng đó? Có thể nói, con đường dẫn đến thành công không hề bằng phẳng, dễ dàng. Ta đã được nghe rất nhiều câu chuyện về những tấm gương vượt khó từ trong đến ngoài nước như thầy Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Stephen Hawking, Họ đều là người mang trong mình khiếm khuyết, bệnh tật nhưng chưa bao giờ đầu hàng số phận. Với sự bền bỉ và nỗ lực không ngừng nghỉ, họ đã đem tới cho nhân loại rất nhiều giá trị tốt đẹp. Ngoài ra, không ít người sinh ra đã "ngậm thìa vàng" nhưng họ không hề ỷ lại, tự cao mà vẫn luôn miệt mài trau dồi và phát triển bản thân. Họ đã đem tên tuổi của mình đặt lên đỉnh vinh quang, đóng góp vô cùng lớn cho sự vững mạnh của đất nước. Thứ mà các thế hệ sau có thể học được nhiều nhất ở họ không phải là kiến thức mà chính là lòng quyết tâm, sự nỗ lực và bền bỉ. Chính điều đó sẽ giúp chúng ta chinh phục những ước mơ. Tuy vậy, không phải ai cũng biết học hỏi thế hệ đi trước một cách đúng đắn và hiệu quả. Đó là cả một quá trình dài khổ luyện, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kĩ năng mà còn sự kiên trì. Ta được thấy rất nhiều cuốn tự truyện, bài phỏng vấn để những người nổi tiếng chia sẻ bí quyết thành công của họ. Nhưng những bài học đó lại không dành cho tất cả mọi người. Mỗi chúng ta sinh ra đều là một cá thể riêng với những đặc điểm, năng khiếu khác nhau. Vậy nên, ta phải lựa chọn bài học sao cho phù hợp nhất với môi trường, hoàn cảnh và năng lực của bản thân. Ta không nên ép mình theo một
  2. móc. Hay như diễn giả Nick Vujicic tuy không có tứ chi nhưng vẫn trở thành người truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ về sự nghị lực, quyết tâm Tất cả họ đều đã chứng minh cho thế giới thấy rằng bản thân là người có giá trị, mình có thể thành công bất chấp những trở ngại mà tạo hóa đưa ra. Tóm lại, con người chúng ta cần có thái độ tôn trọng và yêu thương đối với không chỉ riêng người khuyết tật mà còn với cả cộng đồng. Hãy cùng nhau phát triển xã hội ngày một văn minh và tốt đẹp hơn. 2. Nghị luận về Thái độ đối với người khuyết tật - mẫu số 2: Con người sinh ra không ai là hoàn hảo. Có thể nhiều lúc bản thân oán trách sao mình không xinh như bạn này, không giỏi như bạn kia. Nhưng thực tế, còn có những người bẩm sinh mang khiếm khuyết về cơ thể, năng lực hành vi hay cả nhận thức. Theo tôi, chúng ta cần đối xử với họ một cách công bằng. Người khuyết tật là khái niệm chung để gọi những người mang trên mình khiếm khuyết, thiệt thòi hơn người bình thường. Họ có thể vừa sinh ra đã yếu về thị giác, thính giác, cơ thể không hoàn hảo, Cũng có người mất đi cánh tay, đôi chân, khả năng nghe - nhìn, bởi bệnh tật hay những vụ tai nạn. Họ thường gặp nhiều khó khăn nhất định trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, ta cần có thái độ như nào đối với những người khuyết tật? Dù mang trên mình bất cứ khiếm khuyết gì thì họ vẫn luôn là một phần của xã hội, xứng đáng được đối xử bình đẳng như những người khác. Hãy đồng cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, để họ cảm thấy bản thân mình được yêu thương và có giá trị. Hành động không nên làm nhất chính là chê bai, trêu chọc họ. Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cộng đồng. Nhìn vào thực tế, ta được thấy rất nhiều người khuyết tật đã tự mình vượt lên trên nghịch cảnh để đạt tới thành công. Họ đã bỏ qua những mặc cảm về bản thân, nỗ lực rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt được thành tựu đáng nể như thầy Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Stephen Hawking, Chính họ đã đập tan những định kiến tiêu cực của một bộ phận trong xã hội. Tuy nhiên, cũng có không ít người bị sự tự ti "nuốt chửng", trở nên mặc cảm, xa lánh cộng đồng, xã hội. Chính vì vậy, họ cần rất nhiều sự ủng hộ từ mọi người xung quanh. Ai cũng có giá trị của riêng mình. Hãy cùng nhau khám phá, phát triển để hoàn thiện bản thân.
  3. rèn luyện không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh việc tôn trọng người khác, ta cũng không được quên học cả cách tôn trọng và yêu thương chính mình. Chỉ như vậy, ta mới có thể dần hoàn thiện bản thân và dành được sự yêu mến của mọi người. Tóm lại, dành sự tôn trọng cho người khác cũng chính là tôn trọng bản thân, là cách để nâng cao giá trị của mình lên. Điều này càng đặc biệt quan trọng và cần thiết hơn nữa trong xã hội hiện đại. Bởi việc tôn trọng người khác không chỉ thể hiện trình độ nhận thức, văn hóa của chính mình mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. 2. Nghị luận về Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng - mẫu số 2: Mỗi cá nhân không chỉ là một cá thể riêng biệt mà còn nằm trong những mối quan hệ của cộng đồng, xã hội. Lẽ đương nhiên, những mối quan hệ ấy được xây dựng, phát triển dựa trên thái độ cầu thị và ý thức tôn trọng người khác. Có thể nói, tôn trọng người khác là điều kiện tiên quyết, cần thiết để duy trì bất cứ tình cảm nào. Trước hết, ta cần hiểu rõ về sự tôn trọng. Tôn trọng người khác chính là đưa ra sự đánh giá đúng mực về danh dự và phẩm giá của họ. Khi thấy được những khiếm khuyết, sai lầm của người khác, thay vì chỉ trích, đay nghiến, ta có thể giúp đỡ, góp ý cho họ một cách nhẹ nhàng, tích cực. Sự tôn trọng đối với người khác còn được thể hiện qua việc sẵn sàng chấp nhận, lắng nghe những ý kiến đóng góp về bản thân. Đó cũng là một cách để ta nhìn nhận và hoàn thiện mình. Có rất nhiều lí do để ta phải tôn trọng người khác. Đầu tiên, sự tôn trọng sẽ đem đến niềm vui, tích cực cho những người xung quanh. Ai cũng có cái tôi cá nhân, đều muốn ý kiến, quan điểm của mình được ủng hộ và chấp nhận. Khi chúng ta tôn trọng đối phương, ta sẽ lắng nghe, nhận xét, góp ý nhẹ nhàng để đối phương có thể hiểu và thay đổi. Nhờ đó, những người xung quanh cũng nhìn nhận và đánh giá ta theo một cách tích cực. Vậy nên, tôn trọng người khác chính là tự tôn trọng bản thân mình, nâng giá trị của mình lên cao hơn. Không chỉ vậy, những hành động tích cực mà ta làm cũng sẽ góp phần tạo nên một cộng đồng văn minh, tốt đẹp, thịnh vượng. Vậy làm cách nào để ta có thể rèn luyện thái độ tôn trọng người khác? Đó là cả một quá trình rèn luyện, cần nhiều thời gian và công sức. Hãy bắt đầu bằng những hành động hết sức đơn giản như lễ phép với người lớn, biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" khi cần thiết, tập lắng nghe những góp ý của mọi người, Chỉ khi ta dành thời gian để rèn luyện, ta mới đạt được thứ mà mình mong muốn. Ngoài ra,
  4. và học hỏi chọn lọc. Khi biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của người khác, ta sẽ có thêm rất nhiều bài học quý giá để bồi dưỡng bản thân. Như vậy, việc tự đánh giá khả năng của bản thân sẽ giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện chính mình. Đồng thời, đưa ra những hướng đi phù hợp với năng lực, hoàn cảnh. Bởi "khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt." - Jack Ma. 2. Nghị luận về Đánh giá khả năng của bản thân - mẫu số 2: Ông cha ta ngày xưa có câu: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" với bài học về sự tự nhận thức. Chỉ khi hiểu rõ bản thân, ta mới có thể vững vàng mà chiếm lấy thành công. Điều này còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Trước tiên, ta cần hiểu rõ "khả năng của bản thân là gì". Nói một cách đơn giản thì đó là những gì mà một cá nhân có thể làm được, cống hiến được cho cộng đồng, xã hội. Việc đánh giá khả năng của bản thân chính là sự tự nhìn nhận chính mình. Ai trong chúng ta cũng đều có ưu điểm để phát triển cũng như nhược điểm cần khắc phục. Cái nhìn bao quát, toàn diện kia chính là cơ sở để ta tự xem xét, sửa đổi, tạo bước đệm để phát triển và hoàn thiện bản thân. Vậy tại sao ta lại cần tự đánh giá khả năng của chính mình? Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều mang trong mình những sứ mệnh, đặc điểm khác nhau, tạo nên sự đa dạng cho xã hội. Ai trong chúng ta cũng sẽ có một lĩnh vực chuyên môn của mình: bác sĩ khám chữa bệnh cứu người, kĩ sư thiết kế, xây dựng cầu đường, giáo viên giảng dạy, mang đến những bài học ý nghĩa Khả năng của con người sẽ được phát triển tốt nhất trong từng lĩnh vực cụ thể. Chỉ khi hiểu rõ những ưu, nhược điểm của bản thân, ta mới có thể xem xét và đưa ra quyết định, lựa chọn. Cùng với đó, khi đã có sự tự nhận thức, ta sẽ thấy được vị trí của bản thân trong cộng đồng. Cái nhìn của ta với những người xung quanh bởi thế cũng sẽ thay đổi đi nhiều. Kiến thức là vô tận, biết càng nhiều thì lại càng thấy mình nhỏ bé, từ đó không ngừng trau dồi và học hỏi. Các cá nhân cùng phát triển sẽ đem đến sự tiến bộ, thịnh vượng cho đất nước, dân tộc. Để có thể rèn luyện khả năng tự đánh giá, chúng ta cần không ngừng học tập và trau dồi bản thân. Chỉ kiến thức thôi là chưa đủ, ta phải hoàn thiện chính mình về cả tư duy, nhận thức và thái độ với cuộc sống. Khi đối diện bất cứ vấn đề gì, ta cũng nên nhìn nhận nó một cách khái quát nhất, xem
  5. Vậy làm cách nào để có thể bài trừ vấn nạn trên? Trước tiên chính là nỗ lực hoàn thiện và phát triển của bản thân. Việc giáo dục của gia đình cũng hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách mỗi người. Tiếp đó, nhà trường cũng cần sát sao hơn trong việc chăm sóc học sinh, đưa ra biện pháp, hướng giải quyết kịp thời, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra. Và cuối cùng, là thành viên trong một lớp học, mái trường, chúng ta phải biết chung tay bảo vệ bạn bè của mình. Ta cần lên án những hành vi tiêu cực, giúp đỡ và lan tỏa tình yêu thương đến với mọi người. Trường học là nơi để học tập, vui chơi. Chính vì vậy, hãy cùng nhau dựng xây một môi trường nhân văn, tốt đẹp. Chỉ khi vấn nạn này được loại bỏ hoàn toàn, học sinh mới có thể yên tâm học tập, từ đó từng bước cống hiến và xây dựng quê hương, đất nước. 2. Nghị luận về Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay - mẫu số 2: Chúng ta đã không còn quá xa lạ với thế giới học đường muôn màu muôn vẻ. Ở đó, ta được thấy cuộc sống hồn nhiên, vui tươi của tuổi học trò. Nhưng bên cạnh đó, ta cũng phải chứng kiến không ít mặt tiêu cực, đặc biệt là vấn nạn bắt nạt học đường. Trước tiên, ta cần hiểu rõ về cụm từ "tệ nạn bắt nạt". Bắt nạt có thể là những hành động bạo lực hoặc phi bạo lực, tác động đến thể chất và tinh thần của một cá nhân nào đó. Tệ nạn này đã và đang để lại nhiều tổn hại cho nạn nhân: tổn thương cơ thể, bóng đen tâm lí không thể xóa nhòa. Ta thường hay nghĩ người bị bắt nạt chắc là những kẻ lập dị, yếu đuối. Nhưng không, đó có thể là bất cứ ai. Nạn nhân có thể là một bạn học sinh rất bình thường, cũng có thể là người vô cùng nổi bật. Đây quả là một thực trạng vô cùng dai dẳng và khó xóa bỏ. Vậy tại sao hiện tượng tiêu cực này lại có thể tồn tại lâu đến như thế? Nó bắt nguồn từ tâm lí lệch lạc của những kẻ bắt nạt. Đó là những cá nhân nổi loạn, mang tâm thế chống đối xã hội, muốn làm những điều để bản thân có được mọi người chú ý. Không chỉ vậy, những nạn nhân do lo sợ bị trả thù, cũng không dám phản kháng để bảo vệ chính mình. Ngoài ra, một điều ta thấy rất rõ ràng là việc tiếp tay cho những hành vi sai trái kia, Một vài người biết chuyện nhưng lựa chọn im lặng, ngó lơ. Nhà trường sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, các bạn học sợ liên lụy đến bản thân, thành ra nạn nhân chỉ có thể cô độc chịu đựng.