Đề tham khảo thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang hoangloanb 14/07/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_tham_khao_thi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề tham khảo thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023

  1. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 14: Thành phần phần trăm về thể tích của các chất trong không khí là: A. 9% Nitrogen, 90% Oxygen, 1% các chất khác. B. 91% Nitrogen, 8% Oxygen, 1% các chất khác. C. 50% Nitrogen, 50% Oxygen. D. 21% Oxygen, 78% Nitrogen, 1% các chất khác. Câu 15: Oxygen hóa lỏng ở nhiệt độ bao nhiêu? A. -183oC. B. 183oC. C. 218oC. D. –218oC. Câu 16: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được. Câu 17: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng. D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 18: Hiện tượng sương đọng trên lá cây vào ban đêm liên quan đến sự chuyển thể nào? A. Đông đặc. B. Nóng chảy. C. Bay hơi. D. Ngưng tụ. Câu 19: Hiện tượng nào dưới đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Băng tan. B. Sương mù. C. Cầu vồng. D. Mưa tuyết. Câu 20: Khi để cốc nước đá ngoài không khí, sau một thời gian có những giọt nước xuất hiện ở bên ngoài cốc. Hiện tượng đó liên quan đến sự chuyển thể nào? A. Bay hơi. B. Nóng chảy. C. Ngưng tụ. D. Đông đặc. Câu 21: Chất khí nào là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hơi nước. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 22: Sự gia tăng của chất nào sau đây trong không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen. Câu 23: Phương pháp nào sau đây được sử dụng để dập tắt đám cháy do xăng dầu gây ra? A. Sử dụng chăn. B. Dùng nước. C. Sử dụng cát. D. Dùng bình cứu hoả. Câu 24: Trong các chất sau đây, chất nào thuộc nhiên liệu lỏng? A. Nến, cồn, xăng. B. Dầu, than đá, củi. C. Biogas, cồn, củi. D. Cồn, xăng, dầu. Câu 25: Vật dụng, vật liệu nào sau đây có thể tái chế? A. Khăn giấy. B. Gốm sứ. C. Cao su. D. Tã trẻ em. Câu 26: Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là gì? A. Khả năng cháy, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. B. Khả năng cháy, khi cháy tỏa nhiệt. C. Khả năng cháy, khi cháy phát sáng. D. Khả năng cháy, khi cháy có phát sáng nhưng không tỏa nhiệt. Câu 27: Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường? A. Pin máy tính. B. Túi nilong. C. Hộp nhựa. D. Ống hút gạo. Câu 28: Trong các chất sau đây, chất nào không được gọi là nhiên liệu? A. Than. B. Đất. C. Củi. D. Xăng.
  2. Câu 41: .Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng. Câu 42: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây? A. Ti thể B. Không bào C. Ribosome D. Lục lạp Câu 43: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Mô B. Tế bào C. Biểu bì D. Bào quan Câu 44: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng Câu 45 Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là: A. Tế bào thần kinh B. Tế bào vi khuẩn C. Tế bào lông hút (rễ) D. Tế bào lá cây B: TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày sơ lược về an ninh mạng. Câu 2: a. Nêu tên các thành phần chính của tế bào ? b. Phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực. Câu 3: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. a. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí trong phong phòng học đó. b. Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100ml khí oxygen. c. Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục? Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút? Câu 4: Đổi: a/ 1m = mm 1h= s 1L= m3 1kg= g 20min= h 1dm3 = .L b/Một bình chia độ có dung tích 100cm3 có ĐCNN 1cm3 chứa 70cm3 nước. Khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước dâng lên và tràn ra ngoài 12cm3 nước. Thể tích của hòn đá là? Câu 5: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Phải dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?