Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Phần Sinh học
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Phần Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_phan_sinh_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Phần Sinh học
- CHỦ ĐỀ 2: ĐỘNG VẬT - Có khoảng hơn 1,5 triệu loài ĐV trên thế giới - Là những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết có khả năng di chuyển - ĐV chia thành 2 ngành lớn: ĐV không xương sống và ĐV có xương sống I. ĐV không xương sống: gồm 6 ngành: 1. Ruột khoang - Cơ thể đối xứng toả tròn - Đại diện: Thuỷ tức, san hô, hải quỳ, sứa 2. Giun dẹp - Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên, đa số sống kí sinh - Đại diện: Sán lá gan kí sinh trong gan trâu bò, sán dây kí sinh trong cơ bắp trâu bò và ruột non người 3. Giun tròn - Cơ thể hình trụ, kích thước nhỏ, sống nhiều môi trường - Đại diện: Giun đũa kí sinh trong ruột non người, giun kim kí sinh trong ruột già người, giun rễ lúa kí sinh trong rễ lúa 4. Giun đốt - Cơ thể phân đốt, sống ở nhiều môi trường - Đại diện: Giun đất, rươi, đỉa, vắt 5. Thân mềm - Cơ thể mềm, đa số có vỏ cứng bao bọc - Đại diện: Trai, ốc, mực, bạch tuộc, vạng, móng tay, hến, 6. Chân khớp ( có số loài lớn nhất) - Các chân phân đốt khớp động với nhau - Đại diện: Tôm, cua, nhện, châu chấu, chuồn chuốn, ruồi, muỗi, sâu, II. Động vật có xương sống: gồm 5 lớp 1. Các lớp cá: - Sống trong nước, thân hình thoi, hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây - Có 2 lớp: + Lớp cá sụn: có bộ xương bằng chất sụn. VD: cá đuối, cá nhám + Lớp cá xương: có bộ xương bằng chất xương. VD: cá trắm, mè, chép, trê 2. Lớp lưỡng cư - Da trần ẩm ướt, hô hấp bằng phổi và da nhưng da là chủ yếu. Ấu trùng sống trong nước hô hấp bằng mang - Đại diện: Ếch, nhái, cóc,
- CHỦ ĐỀ 3: ĐA DẠNG SINH HỌC 1. Đa dạng sinh học là gì? - Đa dạng sinh học được biểu thị bằng sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của loài và sự đa dạng về môi trường sống - Sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực là khác nhau phụ thuộc vào 2 yếu tố: Kiểu khí hậu và địa lý, không gian khu vực 2. Vai trò của đa dạng sinh học a. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên: - Điều hoà khí hậu - Bảo vệ tài nguyên đất, nước - Phân huỷ chất thải làm tăng độ màu mỡ của đất - Làm chỗ ở cho các sinh vật khác b. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người - Cung cấp giống cây trồng - Cung cấp vật liệu xây dựng - Cung cấp các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dược liệu, 3. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học - Do tình trạng phá rừng khai thác gỗ, tập tục du canh du cư, nuôi trồng thuỷ hải sản, quá trình đô thị hoá nông thôn, xây dựng các khu công nghiệp, làm mất môi trường sống của sinh vật - Do sự săn bắt buôn bán động vật hoang dại cùng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, các chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sống cảu sinh vật - Các thiên tai như núi lửa, cháy rừng, lũ lụt, sóng thần, Dẫn đến độ đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng 4. Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học - Ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu , nhiên liệu, dược liệu - Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loaig sinh vật - Gây ra những biến đổi khí hậu cực đoan 5. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia - Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt và buôn bán các loài động vật quý hiếm - Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường