Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang hoangloanb 13/07/2023 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2022-2023

  1. Câu 11. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide. Câu 12. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phẩn không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khi thay đổi thành phẩn, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gâỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác. D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. Câu 13. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt? A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 14. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Xi măng. Câu 15. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng? A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn. B. Tránh làm ô nhiễm môi trường. C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công. D. Chế biến quảng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 16. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A.Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 17. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu Câu 18. Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì? A. Kiên trì chạy bộ. B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng. C. Ăn đủ, đa dạng. D. Tập trung vào việc học nhiều hơn. CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP- PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT Câu 14: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết? A. nước biển B. nước cất C. nước khoáng D. gỗ Câu 20: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào: A. tính chất của chất. B. thể của chất. C. mùi vị của chất. D. số chất tạo nên. Trang 2
  2. Câu 31. Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây? A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc. C. Dùng nam châm để hút. D. Tất cả đều đúng. II/ TỰ LUẬN: 1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các từ in nghiêng sau: (0,75đ) - Dây điện được làm bằng đồng và bọc một lớp chất dẻo. - Bàn có thể được làm bằng gỗ, thủy tinh, nhựa, - Lưỡi dao làm bằng sắt, còn cán dao được làm bằng nhựa. 2. Trên một số bình nước khoáng thường có ghi dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Theo em ý nghĩa của dòng chữ này có hợp lý không? Tại sao? 3. Tại sao trên các vỏ hộp đựng 1 số sản phẩm như sữa cacao, sữa socola có ghi dòng hướng dẫn “Lắc đều trước khi sử dụng” 4. a. Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Kể tên thành phần và tỉ lệ của các chất có trong không khí? b. Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng khí nitơ và khí oxi ra khỏi không khí? Trang 4