Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_truong.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)
- Câu 8. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây ? A. Vật lí học. B. Hóa học và Sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài ngƣời. Câu 9. Lĩnh vực nghiên cứu thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 10. Khi làm thí nghiệm đo khối lượng các viên sỏi, loại cân thích hợp là : A. Cân tạ. B. Cân Roberval. C. Cân y tế. D. Cân đồng hồ. Câu 11. Vật thể nhân tạo là: A. vật có sẵn trong tự nhiên. B. vật thể do con ngƣời tạo ra để phục vụ cuộc sống. C. vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. D. không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Câu 12. Trong các vật thể sau, vật thể không phải vật thể tự nhiên là: A. mặt trời B. con tàu C. sông, hồ D. cây lúa Câu 13. Các thể của chất gồm: A. Thể rắn, thể lỏng. B. Thể rắn, thể hơi. C. Thể lỏng, thể hơi, dạng tinh thể. D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn. Câu 14. Vật nào sau đây là vật sống ? A. Than củi. B. Con ong. C. Cục đất sét. D. Quả bóng bàn. Câu 15. Vật nào sau đây gọi là vật không sống ? A. Than củi. C. Vi khuẩn. B. Con ong. D. Cây cam. Câu 16. Nhóm gồm các vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 17. Vật thể nhân tạo là: A. Vật có sẵn trong tự nhiên. B. Là vật thể do con ngƣời tạo ra để phục vụ cuộc sống. C. Lật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. D. Không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Câu 18. Tính chất vật lý của chất gồm: A. màu sắc, mùi vị, khối lƣợng riêng, tính tan trong nƣớc hoặc chất lỏng khác. B. tính nóng chảy, sôi của một chất, khả năng cháy. C. tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng bị phân hủy. D. khả năng tác dụng với chất khác, mùi vị, hình dạng, kích thước. 2
- Câu 28. Phƣơng tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trƣờng không khí? A. Máy bay. B. ô tô. C. Tàu hoả. D. Xe đạp. Câu 29. Làm thế nào để dập tắt sự cháy? A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy B. Cách li chất cháy với oxygen C. Dùng nước để dập tắt mọi sự cháy D. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dƣới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với oxygen Câu 30. Để phân biệt hai chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy. II. Tự luận: Câu 1. Em hãy nêu khái niệm về khoa học tự nhiên ? Trả lời: Khái niệm về khoa học tự nhiên: Là ngành khoa học nghiên cứu về: Sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường Câu 2. Em hãy trình bày vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống? Trả lời: Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống: - Hoạt động nghiên cứu khoa học. - Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. - ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. - Chăm sóc sức khỏe con người. - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Câu 3. Người ta thuờng dùng vật gì để đo chiều dài của một vật ? Tại sao trước khi chiều dài của một vật, ta cần ước lượng chiều dài của vật đó ? Trả lời: - Người ta thường dùng thước để đo chiều dài của vật - Trước khi đo chiều dài của vật, ta cần ước lượng chiều dài vật cần đo để lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp. 4
- Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trƣờng học hoặc nơi ở: - Nhà vệ sinh ở trường học hợp qui cách, giúp HS đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định. - Không xả rác bừa bãi, để đúng nơi quy định. - Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí tốt trong phòng (mở cửa thông gió). - Thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác, tránh bị ô nhiễm môi trường. - Trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch. - Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí . 6