Đề cương ôn tập cuối kì môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

docx 8 trang hoangloanb 13/07/2023 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì môn Khoa học tự nhiên Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì môn Khoa học tự nhiên Lớp 7

  1. - Đơn vị tần số là héc ( Hz) - Công thức: f = n/t. Trong đó: n: số dao động t: thời gian vật thực hiện được n dao động (s) f: tần số dao động (Hz) Lưu ý: Tai người chỉ nghe được âm có tần số từ khoảng 20 Hz đến 20000 Hz Tần số 20000 Hz: siêu âm - Âm phát ra càng cao (càng bổng) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao động càng nhỏ. 6.Sự phản xạ âm - Sóng âm phản xạ khi gặp vật cản. - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt. - Các vật mền, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 7. Sự hình thành tiếng vang - Tiếng vang được hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm trực tiếp đến tai ta ít nhất là 1 s . 15 8. Tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người. - Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền âm. CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG 1.N ăng lượng ánh sáng - Ánh sáng là một dạng của năng lượng. - Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau - Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, gọi là tia sáng - Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng. 2. Vùng tối – Vùng nửa tối - Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. 3. Hiện tượng phản xạ ánh sáng -Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi truờng cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng. VD: mặt gương, mặt kim loại nhẵn bóng, -Mặt phản xạ là một mặt phẳng, nhẵn bóng gọi là gương phẳng. - Một số hiện tượng phản xạ ánh sáng quan sát được trong thực tế như: soi gương, nhìn vào chậu nước, - Quy ước như hình 16.2 - Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương. - Tia sáng tới SI: Tia sáng chiếu tới mặt gương. -Tia phản xạ IR: Tia phản xạ từ mặt gương. - Điểm tới I: Giao điểm tia sáng tới gương.
  2. A. Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước. B. Giảm tốc độ khi trời mưa. C. Tăng tốc độ khi trời khô ráo. D. Tuân thủ đúng giới hạn về tốc độ. Câu 7: Khi bác bảo vệ đánh trống và tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp, âm thanh ấy được tạo ra bởi sự dao động của: A. dùi trống. B. mặt trống. C. các chân đỡ của trống. D. tay của bác bảo vệ Câu 8: Âm thanh không thể truyền trong chân không vì: A. Chân không không có trọng lượng. B. Chân không không có vật chất. C. Chân không là môi trường trong suốt D. Chân không không đặt được nguồn âm. Câu 9: Trong không khí, sóng âm lan truyền dưới hình thức nào? A. Các phẩn tử không khí bị nén theo hướng truyền âm. B. Các phẩn tử không khí bị kéo dãn theo hướng truyền âm. C. Các phần tử không khí dao động tới lui theo hướng truyền âm. D. Các phẩn tử không khí chuyển động thẳng theo hướng truyền âm. Câu 10: Trong thí nghiệm tạo âm trầm, bổng bằng thước, phần tự do của thước dao động càng nhanh thì âm phát ra có A. tần số càng lớn. B. tần số càng nhỏ. C. biên độ càng lớn. D. biên độ càng nhỏ. Câu 11: Hai sóng âm 1 và 2 được hiển thị trên màn hình dao động kí.Tỉ lệ trên các ô vuông là như nhau. Chọn kết luận đúng. A. Sóng âm 1 có tẩn só lớn hon sóng âm 2. B. Sóng âm 1 có tần só nhỏ hơn sóng ấm 2. C. Sóng âm 1 có biên độ lớn hơn sóng âm 2. D. Sóng âm 1 có biên độ và tẩn số lớn hơn sóng âm 2. Câu 12: Vật nào sau đây phản xạ âm kém nhất? A. Tường bê tỏng. B. Sàn đá hoa cương. C. Cửa kính. D. Tấm xốp bọt biển. Câu 13: Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo. C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi. Câu 14: Khi em nghe được tiếng nói to của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì? A. Trong hang động có mối nguy hiểm. B. Có người ở trong hang cũng đang nói to. C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại. D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh. Câu 15: Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là A. vật liệu cách âm. B. vật liệu thấu âm. C. vật liệu truyền âm. D. vật liệu phản xạ âm.
  3. D. Cả A, B, C. Câu 26. Xác định ảnh của điểm tạo bởi gương phẳng bằng cách? A. Vẽ ảnh của điểm đối xứng qua gương phẳng. B. Kéo dài các tia phản xạ cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm. C. Cả A và B. D. Kéo dài các tia tới cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm. Câu 26. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông đường bộ? A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn. B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện. C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 27. Âm phản xạ là gì? A. Là âm dội lại khi gặp gương phẳng. B. Là âm dội lại khi gặp vật cản. C. Là âm tới gặp vật cản. D. Là âm tới gặp gương phẳng. Câu 28 Bề mặt vật nào phản xạ âm tốt? A. Tấm gỗ. B. Tấm kính. C. Tấm vải. D. Miếng xốp. Câu 29. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng tạo ra ảnh của vật. B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không tạo ra ảnh của vật. C. Hiện tượng phản xạ khuếch tán tạo ra ảnh của vật. D. Cả B và C đúng. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: Dựa vào đồ thị dưới đây và tính tốc độ của vật chuyển động trong khoảng thời gian đi 30 giây cuối cùng? Câu 2 . Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 5 giây. Tính độ sâu của biển? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s. Câu 3 Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó cách người đó một khoảng bao nhiêu? Câu 4 Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2 km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1,2 m/s thì thời gian Nam đi từ nhà tới công viên là bao nhiêu? Câu 5 Em phải đứng cách xa một vách núi một khoảng bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s. Câu 6 Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu? Câu 7 Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
  4. Câu 13: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt ? A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt Gương D. Đệm cao su Câu 14. Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ? A. Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên. B. Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình. C. Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời. D. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Câu 15: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là A. góc tới lớn hơn góc phản xạ B. góc tới bằng góc phản xạ C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ Câu 16: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là A. ảnh ảo, lớn hơn vật B. ảnh ảo, bé hơn vật C. ảnh ảo, bằng vật D. ảnh thật, bằng vật B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 17 ( VD: 1,0 điểm). Khi phân tích hợp chất A nhận thấy phần trăm khối lượng Đồng là 40%, Lưu huỳnh là 20% còn lại là Oxygen. Xác định công thức hóa học của A biết khối lượng mol của A là 160 g/mol Câu 18. (TH: 1,0 điểm). a. Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì? b. Em hãy giải thích sự truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí ? Câu 19. ( TH: 1,0 điểm). a. Lấy ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán? b. Giả sử nhà em ở gần một cở sở xay xát gạo. Tiếng ồn phát ra từ máy xay xát gạo làm ảnh hướng đến sinh hoạt và học tập của em. Em hãy đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tiếng ồn phát ra từ máy xay xát gạo này ? Câu 20. ( VDC: 1,0 điểm): Qua trò chuyện với Bố, Hùng biết quãng đường từ nhà Hùng đến trường THCS mà Hùng đang học có độ dài là 1,2 km. Để tính được tốc độ trung bình khi đạp xe từ nhà đến trường và từ trường về nhà, Hùng có ghi lại nhật kí như sau: Thứ 3: 5/4/2022 Quãng đường di Thời gian chuyển Lúc đi Từ nhà đến trường 4,6 phút Lúc về Từ trường về nhà 5 phút