Ôn thi tốt nghiệp THTP môn Ngữ Văn năm 2023
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp THTP môn Ngữ Văn năm 2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- on_thi_tot_nghiep_thtp_mon_ngu_van_nam_2023.pdf
Nội dung text: Ôn thi tốt nghiệp THTP môn Ngữ Văn năm 2023
- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 Đề 4: Vẻ đẹp của Tràng, bà cụ Tứ, vợ nhặt trong buổi sáng hôm sau. Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào làm ăn có cơ khấm khá hơn. Đề 5: Hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp các nhân vật Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người CÁC ĐỀ SO SÁNH Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và hành động theo Tràng của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ xuất hiện hai lần trong buổi chiều nhập nhoạng Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có đoạn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. PHẦN NHẬN XÉT NÂNG CAO Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo Vẻ đẹp tình mẫu tử qua hình tượng bà cụ Tứ. Nhận xét về chất nông dân trong sáng tác của Kim Lân Nhận xét cái nhìn mới mẻ về con người của nhà văn Kim Lân. 3 Hồn + Mở bài Trương + Khái quát Ba, da + Kết bài hàng thịt Đề 1: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích “Mày đã thắng thế rồi – Lưu đấy Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này” thể hiện thành Quang công cách ứng xử của nhân vật Trương Ba. Vũ Đề 2: Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích Ông Trương Ba (đắn đo rất lâu (2 đề) rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc đã thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Trương Ba PHẦN NHẬN XÉT NÂNG CAO Nhận xét về giá trị tư tưởng của vở kịch Chiều sâu triết lí về con người 4 Tùy bút + Mở bài Người lái + Khái quát đò sông + Kết bài Đà – Đề 1: Vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo dữ dội của consông Đà. “Hùng vĩ của sông Nguyễn Đà không phải chỉ có thác đá có giỏi thì tiến gần vào” Tuân Đề 2: Vẻ đẹp sông Đà thơ mộng, trữ tình “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như (3 đề phân một áng tóc trữ tình. rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.” tích, 2 đề Đề 3: Hình tượng ông lái đò: trí dũng, lão luyện, tài hoa nghệ sĩ trong nghề. so sánh) Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo” CÁC ĐỀ SO SÁNH Vẻ đẹp con sông Đà vừa hùng vĩ, hung bạo dữ dằn vừa thơ mộng trữ tình. Vẻ đẹp ông lái đò vừa trí dũng, tài hoa lão luyện khi vượt thác sông Đà, vừa khiêm tốn, bình dị trong cuộc sóng đời thường. PHẦN NHẬN XÉT NÂNG CAO 2
- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 Đề 3. Đất Nước được cảm nhận dưới chiều dài lịch sử, gắn liền với sự duy trì nòi giống và bảo vệ truyền thống của người Việt “Thời gian đằng đẵng giỗ Tổ” (Ra đề năm 2017) Đề 4: Đất nước là sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng, là kết tinh của tinh thần đoàn kết dân tộc và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất Nước “Trong anh và em hôm nay muôn đời” Đề 5. Chính nhân dân đã làm ra Đất Nước, những cuộc đời đã hóa núi sông ta “Những người vợ hóa núi sông ta” Đề 6. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện trong cách nhìn của nhà thơ về công lao của người bảo vệ, giữ gìn và xây dựng đất nước “Em ơi em làm ra Đất Nước” (Ra đề năm 2020) Đề 7: Với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra. Nhân dân chính là người – là chủ thể làm nên đất nước “Họ giữ và truyền cho ta sông xuôi” (Ra đề thi năm 2020) Phần Nhận xét nâng cao ( cuối thân bài 1đ ) Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ Nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ. Nét mới lạ, sâu sắc của nhà thơ trong cảm nhận về đất nước 8 Việt Bắc - +Mở bài Tố Hữu +Khái quát (5 đề) +Kết bài ĐỀ 1: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong đoạn thơ (đoạn 1,2) (Đề dự phòng 2020) ĐỀ 2: Mười hai câu hỏi - gợi nhớ những kỉ niệm thời kháng chiến gian khổ nhưng thắm đượm nghĩa tình ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua (Đoạn 3) ĐỀ 3: Tâm trạng và tình cảm của người ra đi (Đoạn 4) ĐỀ 4: Bức tranh tứ bình Đoạn 5 (Đề minh họa 2023) ĐỀ 5 Những kỉ niệm về chiến khu Việt Bắc anh hùng, về quân đội cách mạng hào hùng là những kỉ niệm náo nức lòng người. (Đoạn 6) Phần Nhận xét nâng cao ( cuối thân bài 1đ ) Nhận xét cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ. Nhận xét phong cách trữ tình- chính trị trong thơ Tố Hữu Nhận xét mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cái nhìn của nhà thơ Tố Hữu Nhận xét khúc hùng ca và tình ca của đoạn thơ 9 Tây Tiến +Mở bài - Quang +Khái quát Dũng +Kết bài (4 đề) Đề 1: Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Tiến và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn. (Đoạn 1) ĐỀ 2: Kỉ niệm đêm giao lưu văn nghệ và cảnh sông nước và con người miền Tây thơ mộng trữ tình (Đoạn 2) (Ra thi dự phòng 2021) ĐỀ 3. Hình tượng người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn (Đoạn 3) ĐỀ 4: Dạng đề so sánh Tây Tiến và Việt Bắc 4
- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống con người. Câu 2. (5,0 điểm) Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ [ ]. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu. Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 4,5) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Mị thể hiện ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị. THANG ĐIỂM, ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ: lục bát 0.75 2 - Biện pháp tu từ: nhân hóa (giàn trầu bơ vơ, tội nghiệp, thân cau -tủi thân); phép đảo: 0.75 đưa các từ bơ vơ, tội nghiệp và tủi thân lên đầu các dòng thơ. - Tác dụng: Phép đảo để nhấn mạnh tâm trạng; biện pháp tu từ nhân hóa làm cho hình ảnh giàn trầu, thân cau trở nên gần gũi, như một sinh thể có cảm xúc riêng. Qua đó, ta thấy được nhà thơ đã mượn hình ảnh sự vật để bộc lộ nỗi buồn của người con khi xa mẹ hiền. 6
- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,25 nghị luận. 2 Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật Mị thể hiện ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về 5,0 sự thay đổi của nhân vật Mị. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận về nhân vật Mị thể hiện ở đoạn trích; nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài (0,25 điểm), tác phẩm Vợ chồng A Phủ và (0,5) đoạn trích, nêu vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm). - Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa, là nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận cho biết bao nhà văn, nhà thơ để rồi họ viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào những vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, lấp lánh rạng ngời “chất vàng mười” trong hình tượng trong người lái đò sông Đà của cụ Nguyễn Tuân và đi vào trang viết của Tô Hoài qua tập truyện Tây Bắc. - Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, truyện có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. - Nêu vấn đề cần nghị luận: Trong truyện, tiêu biểu là đoạn trích “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau Những đêm tình mùa xuân đã tới”, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Mị với hoàn cảnh số phận khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra và vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. Đồng thời, đoạn văn đã cho người đọc thấy được sự thay đổi tiến bộ của nhân vật này. Thân bài (2.0) a. Khái quát tác phẩm: Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm gồm hai phần: phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ nhà thống lí Pá Tra. Kết thúc phần đầu là cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà Pá Tra. Phần sau kể Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng. A Phủ trở thành đội trưởng du kích đánh Pháp bảo vệ làng. Đoạn văn trên thuộc phần đầu của tác phẩm. b. Tổng quát nhân vật Mị ở các đoạn trước Mị sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, mồ côi mẹ từ nhỏ, gia đình mang một món nợ truyền kiếp với bọn thống trị. Vượt lên trên số phận, Mị vẫn có những phẩm chất 8
- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 với cỏ gianh vàng ửng, hoa bí đỏ, những chiếc váy hoa sặc sỡ gợi tươi vui, đầy màu sắc, phấn chấn, náo nức, đầy sức sống, ánh sáng đối lập với không gian sống tăm tối của Mị. Đám trẻ: cười ầm, tiếng sáo: thiết tha bồi hồi; thiên nhiên rực rỡ màu sắc, náo nức âm thanh là sự hiện diện của một thế giới căng tràn nhựa sống. Đêm tình mùa xuân: trong nhà mọi người nhảy đồng, hát; bên ngoài tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường như một ám ảnh, mời gọi, vương vấn, khơi gợi kí ức và khát vọng yêu, sống trong Mị. Nội dung lời bài hát vang lên trong tiếng sáo: “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái/ Ta đi tìm người yêu”. Không - thời gian rạo rực khát vọng, thôi thúc con người tìm đến với men say tình yêu, men say sự sống. Chính không khí mùa xuân, không khí tếtlà của làng Mèo đã tác động đến tâm hồn Mị. + Song, có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bồng bềnh về với nỗi khát khao của hạnh phúc, yêu thương có lẽ vẫn là tiếng sáo. Mị nghe tiếng sáo gọi bạn yêu ngoài đường, tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi. Người đàn bà lâu nay dửng dưng, âm thầm giờ đây đã thoát khỏi trạng thái vô cảm, thờ ơ. Mị không chỉ nghe tiếng sáo, Mị còn hình dung ra: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Từ chỗ từ bỏ mọi khát vọng sống, nay khát vọng hạnh phúc, tình yêu đã bắt đầu nảy nở trong tâm hồn Mị. + Chính vì khát vọng này nên Mị đã có một hành động rất ý nghĩa là ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi bằng cách ấy Mị đã trở về với quá khứ. Tiếng sáo đã làm thức tỉnh con người tâm linh trong Mị. Mị nhớ lại kỉ niệm đẹp ngày xưa, uống rượu bên bếp và thổi sáo, Mị thấy phơi phới trở lại, đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Tiềm thức nhắc nhở Mị vẫn là một con người, Mị vẫn có quyền sống của một con người. Mị ý thức được Mị vẫn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Tiếng sáo đã đưa Mị từ cõi quên về cõi nhớ, đã dìu hồn Mị trở về với nỗi khao khát, yêu thương. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, đi sâu khai thác diễn biến tâm trạng của nhân vật; ngôn ngữ giàu chất thơ Đoạn văn đã khắc họa được hoàn cảnh số phận là dâu gạt nợ nhưng thật chất là nô lệ nhà thống lí Pá Tra. Bên cạnh đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Mị được khơi dậy từ tác nhân bên ngoài (cảnh ngày xuân), được di dưỡng bởi xúc tác đặc biệt (tiếng sáo và lời hát gọi bạn yêu). => Ngọn lửa khát sống trong tâm tưởng đã tắt ngấm bao năm trong kiếp ngựa trâu vô hồn nhưng vẫn âm thầm cháy, đống tro tàn nhờ đợt gió lớn- cơn say mà bùng tỏa. *Nhận xét về sư thay đồi của nhân vật Mị: 0.5 – Ban đầu: Mị hiện lên là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị cam chịu, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu ở đó. Mị là nạn nhân tiêu biểu của ách áp bức của cường quyền và thần quyền ở miền núi phía Bắc. Mị bị tê liệt ý thức sống; 10
- LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 5. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 Trên đây là đề số 1 của văn bản Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) cho mùa thi 2023. Ai có nhu cầu mua toàn bộ đề phân tích đoạn thơ, đoạn văn (gồm đề + đáp án chi tiết) thì liên hệ zalo Thi Kim sdt 0352838151 12