Luyện tập đọc hiểu Ngữ văn 12

doc 15 trang bichngan 5460
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập đọc hiểu Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docluyen_tap_doc_hieu_ngu_van_12.doc

Nội dung text: Luyện tập đọc hiểu Ngữ văn 12

  1. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Đáp án bài 1 Câu 1: Thể thơ tự do. Câu 2: - Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích là biện pháp điệp từ. - Điệp từ “tự do” được lặp lại bốn lần ở những vị trí quan trọng có tác dụng nói lên quan điểm sống của tác giả. Người nghệ sĩ chọn tự do để được sống là mình giữa một xã hội khi danh vọng, tiền bạc, ghế cao, nhà rộng là mục đích cuộc đời của vô số người. Con người chọn tự do để được sống là mình, tự do với những ràng buộc trong sạch, thấm đượm chất người, để tâm hồn lớn lên và hoàn thiện từng ngày. Câu 3: Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm là không bị ràng buộc bởi danh vọng, địa vị, vật chất, là được sống với những tình cảm chân thật, những rung động trong trái tim mình. Đó là rung động của một trái tim thi sĩ nhạy cảm trước con người và cuộc đời, trước cái đẹp. Tự do là được sống là chính mình. BÀI 2 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CON NGƯỜI Pa-xcan Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe. Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng. Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân. Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn", vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ. (Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 3. Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng"? 2
  2. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa. Đứa con ngốc nghếch của mẹ, Nguyễn Trung Hiếu”. (Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam, báo điện tử Dân trí, ngày 6-11-2011) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ? Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 4. Theo anh/chị vì sao người con lại nói: Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ. ? Đáp án bài 3 Câu 1: - Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. (0,5 điểm) -Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự, nghị luận. (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Nội dung chính của đoạn văn: thông qua hình thức viết thư gửi cho mẹ, người con đã nói lên suy nghĩ của mình về sự hiện diện của đồng tiền trong gia đình nghèo. Câu 3: (1,0 điểm) Người con nói: “con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ” Vì: - Cậu bé có gia cảnh nghèo khó. Việc kiếm tiền đã trở thành gánh nặng đối với bố mẹ cậu bé. Thương cha mẹ, tận mắt chứng kiến những vất vả của bố, những chắt chiu của mẹ trong hoàn cảnh bệnh tật vì không có tiền. Cậu không muốn đồng tiền đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc. - Nhưng cậu lại muốn có tiền và quý tiền vì nếu như có tiền mọi khó khăn của gia đình cậu sẽ được giải quyết. Bố mẹ cậu sẽ đỡ vất vả hơn. BÀI 4:Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: Thiện nguyện là những chuyến đi mà ở đó bạn là người cho đi những yêu thương để nhận lại những bài học làm người vô giá, những giá trị cuộc sống sâu sắc mà không giáo trình nào, không trường học nào dạy bạn cả. Ban sẽ nhận ra niềm lạc quan từ trong những công việc vất vả, hiểu rằng những điều bé nhỏ cũng có thể đem lại niềm vui. Qua những điều bạn thấy, từ những viêc bạn làm, tất cả sẽ giúp bạn thay đổi từng ngày, trưởng thành hơn và sống có ý nghĩa hơn. Các chuyến đi tình nguyện sẽ tạo cơ hội cho bạn gặp gỡ những người trẻ sống có hoài bão, giúp bạn nghe được những câu chuyện về những người dân, những đứa trẻ ở mỗi vùng đất bạn đi qua. Dù bạn chưa làm được việc gì to tát, chưa góp phần thay đổi xã hội nhưng những chuyến đi đó khiến bạn trưởng thành hơn. Giúp bạn biết sống tư lập, có trách nhiệm với bản thân mình, biết thấu hiểu và yêu thương, không còn những toan tính vị kỷ. Xã hội này, cuộc đời này có những người trẻ như thế thì sẽ tươi đẹp biết bao nhiêu. Những chuyến đi thiện nguyện ấy cũng sẽ lưu lại trong ký ức của ban vô vàn kỷ niệm, cho bạn thấy cuộc sống này thật sự đáng sống. Nếu tuổi trẻ là một thước phim, bỏ lỡ những chuyến đi thiện 4
  3. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN vì sao làm như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho đôi bàn tay vô hình sắp đặt. Tôi nghĩ trong lòng mỗi người đều có bóng dáng lí tưởng của mình, nhưng vì sao chúng ta cứ làm những chuyện không thể khiến bản thân vui vẻ, bản thân không muốn làm nhưng lại không thể không làm? Bạn biết vì sao không? Bạn đã từng hỏi vì sao mình lại làm như vậy không? ( ) Trong cuộc đời, chúng ta luôn chạy về hướng đám đông chứ không phải là hướng của mình. Chúng ta cứ đi theo bước chân của người khác như thế, chạy ngược chạy xuôi về phía đám đông. Cuối cùng, tiền không kiếm được mà việc mình muốn làm cũng không làm được. Nếu chúng ta có thể chú tâm vào việc mình muốn làm, cộng với tinh thần và sức lực chúng ta dùng để chạy theo người khác thì chúng ta cũng có thể có được thành công. Liệu chúng ta đã từng nghĩ vì sao mình lại bị nhấn chìm trong đám đông không thể thoát ra được chưa? Lẽ nào chúng ta thật sự không biết mình muốn gì, muốn làm cái gì sao? Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có thứ mình muốn và việc mình thích làm. (Trích Tìm lại cái tôi đã mất cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trình Chí Lương, Nxb.Văn học, tr.160-161) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ chính ? Câu 3. Theo anh/ chị ,vì sao tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người cũng giống những con rối? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp tâm đắc gì từ văn bản trên? (1,0 điểm) Bài làm HƯỚNG DẪN CHẤM 5 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5 2 Chính luận 05 3 Tác giả cho rằng: Trên sân khấu cuộc đời, có rất nhiều người 1,0 cũng giống những con rối. Vì: họ không biết mình đang làm gì, không biết vì sao lại như vậy, nhưng không dừng lại được, giống như để mặc cho người khác điều khiển 4 Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục thể hiện nhận thức 1,0 tích cực . Sau đây là những gợi ý: - Cần xác định rõ điều mà bản thân mình muốn làm và hướng tới. - Hãy giữ vững lập trường cho bản thân. BÀI 6 I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Anh biết rằng em mòn mỏi chờ trông Cứ đằng đẵng tháng năm dài xa cách 6
  4. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN 4 Những lời nhân vật Anh "viết cho em" gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh 1.0 người phụ nữ ở hậu phương là những người vợ thuỷ chung, giàu đức hy sinh. Họ phải gánh trên vai những khó khăn vất vả khi chồng ra trận. Không chỉ vậy, họ còn sống trong cô đơn, thấp thỏm đợi chờ và lo âu. Họ chẳng mong ước chồng mình lập nên kỳ tích chiến công, chỉ mong được hai chữ trở về để gia đình đoàn viên, sum họp. Nhà thơ đã đồng cảm, biết ơn và thấu hiểu với những vất vả của người phụ nữ ở hậu phương. Qua đó, tác giả cũng lên án về cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây ra bao đau thương cho nhân loại và khát vọng về một tình yêu vượt lên giới hạn của đời người. BÀI 7 Đọc hiểu (3,0 điểm) Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm) Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ?/ Phương thức biểu đạt chủ yếu? Câu 2. Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ? Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào ? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 4. Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ gì? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI 7 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ: LỤC BÁT( 6-8 CHỮ)/ Biểu cảm 0.5 2 -Phép điệp: điệp từ: “yêu” (9 lần), “em yêu” (6 lần) 0.5 -Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh được gợi trong bài thơ. Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương xứ sở, một tình yêu gắn bó tha thiết với quê hương tươi đẹp. 8
  5. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Hai mươi năm! Nước mắt khiến mẹ lòa Lưng mẹ còng hơn! Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa Chiêm bao có cả màu khói lửa Sao không về báo mộng ở đâu con! Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất! Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa! Câu 4. Hình ảnh người mẹ vẫn chờ con trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI 8 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Thể thơ : Tự do 0.5 2 -Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc : “Ai thay thế được con ”/ Câu hỏi tu từ 0.5 -Tác dụng: Tạo nhịp điệu sâu lắng, trăn trở, nhấn mạnh nỗi khát khao được nhìn thấy mặt con của người mẹ có con đã hi sinh vì độc lập dân tộc. 3 Cách hiểu nội dung các dòng thơ: 1.0 - Diễn tả nỗi đau trong tâm can của người mẹ vì đã trải qua hai mươi năm nhưng vẫn chưa tìm thấy mộ và đến ngày mất cũng không biết được ngày nào. - Gợi tâm trạng xót xa, ngưỡng mộ, cảm phục của nhà thơ với bà mẹ Việt Nam anh hùng. 4 Hình ảnh người mẹ vẫn chờ con trong đoạn trích gợi suy nghĩ : 1.0 - Đây là một người mẹ liệt sĩ, tuy đã nhận giấy báo tử con hai mươi năm nhưng vẫn da diết nhớ thương và đau đáu đợi chờ con. - Suy nghĩ của bản thân: Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương chiến tranh để lại vẫn chưa lành. Ta biết ơn những anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc được tự do, độc lập. Đồng thời, ta càng tri ân và tự hào những người mẹ vĩ đại đã cống hiến giọt máu cuối cùng cho đất nước.Hình ảnh mẹ vẫn chờ con thể hiện nỗi đau không thể nguôi ngoai trong lòng mẹ, làm cho ta xúc động và suy nghĩ về trách nhiệm quan tâm đến đời sống của những người từng hi sinh cho dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kì. BÀI 9:ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ 10
  6. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Bài thơ dễ đi vào lòng người vì: - Nội dung bài thơ khơi dậy những tình cảm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của mỗi trái tim người Việt (tình yêu tổ quốc và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền), kết nối được tình cảm và hành động cộng đồng, - Thể thơ tự do phóng túng, lời thơ giàu cảm xúc và hình ảnh, tứ thơ giàu sức xoáy, âm điệu thơ bi tráng, hào sảng lại vừa day dứt, ngân vọng, (Bài làm có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, miễn là thuyết phục) BÀI: 10: ĐỌC HIỂU(3,0 điểm) ‘‘Tre xanh, Bão bùng thân bọc lấy thân, Xanh tự bao giờ? Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Thương nhau tre không ở riêng, Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. Thân gầy guộc, lá mong manh, Chẳng may thân gãy cành rơi, Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng. Ở đâu tre cũng xanh tươi, Nòi tre đâu chịu mọc cong, Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương, Có gì đâu, có gì đâu, Có manh áo cộc tre nhường cho con.’’ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều. (Trích“Tre Việt Rễ siêng không ngại đất nghèo, Nam”,Nguyễn Duy,“Cát trắng",NXB Quân Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Vươn mình trong gió tre đu, đội nhân dân, 1973) Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh, Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2.Chỉ ra hình ảnh nói về sức sống của tre Việt Nam qua đoạn sau: “Chẳng may thân gãy cành rơi, Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng. Nòi tre đâu chịu mọc cong, Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.” Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: “Lưng trần phơi nắng phơi sương, Có manh áo cộc tre nhường cho con.” Câu 4.Từ nội dung đoạn thơ anh (chị) liên tưởng đến những phẩm chất nào của con người Việt Nam? ĐÁP ÁN BÀI 10 Nội dung Điểm ĐỌC Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: 3,0 HIỂU 12
  7. LƯƠNG THỊ H. HẠNH- THPT NÚI THÀNH- GIÚP EM HỌC VĂN Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?( 075đ) Câu 2. Trong đoạn trích, vì sao tác giả cho rằng: “Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời”? (0,75đ) Câu 3. Việc trích dẫn lời thơ của Xuân Quỳnh trong đoạn trích có ý nghĩa gì? (1đ) Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài viết?(o,5) Đáp án đề ĐỌC HIỂU 3.0 Câu Phương thức biếu đạt chính: nghị luận 0.75 1 Câu - Theo đoạn trích, tác giả cho rằng: “Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã 0.75 2 tạo thành một bức tranh với nhiều mảng màu xám, những mất mát, đau thương không thể nói thành lời” vì: Hàng triệu người mất việc, cuộc sống bấp bênh, gánh gồng cả gia tài trên những chiếc xe máy, những chiếc xe kéo, thậm chí đi bộ về quê nhà với vài chục, hay vài trăm nghìn đồng. Hàng chục nghìn người lên đường tiếp viện cho tuyến đầu chống dịch với những ngày tháng đằng đẵng xa gia đình Câu - Việc trích dẫn lời thơ của Xuân Quỳnh trong đoạn trích có ý nghĩa: 3 + Làm tăng tính sinh động, biểu cảm cho đoạn văn. 0.25 + Góp phần truyền tải thông điệp của chương trình một cách sâu sắc, ý 0.75 nghĩa hơn: Hãy luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan bởi sau mọi nỗi đau và mất mát điều còn lại vẫn là tình yêu thương. Câu - Tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài viết: 4 + Sự xót xa, thương cảm trước những đau thương, mất mát trong đại dịch 0.25 và niềm tin vào tình yêu thương của con người trong cuộc sống. 0.25 + Sự tri ân, cảm phục với những người trên tuyến đầu chống dịch và sự xúc động trước một chương trình đầy ý nghĩa nhân văn. BÀI 12 “ Mẹ tôi hong tóc buổi chiều Quay quay bụi nước bay theo gió đồng Tóc dài mẹ xoã sau lưng Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen Tóc sâu của mẹ, tôi tìm Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương Bao nhiêu sợi bạc màu sương Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi 14