Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quảng Minh

doc 9 trang hoangloanb 14/07/2023 4141
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quảng Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quảng Minh

  1. TRƯỜNG THCS QUẢNG MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÃ ĐỀ: 01 MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC 2022 - 2023 SỐ BÁO DANH: (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai, con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. ( Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Người học trò. B. Người kể chuyện. C. Hòn đá. D. Người thầy. Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Giá trị cuộc sống. B. Lòng biết ơn. C. Đức tính trung thực. D. Lòng hiếu thảo. Câu 3. Số từ trong câu: “Cũng may có người hỏi mua vàng với giá một đồng thầy ạ.” là: A. May. B. Hỏi. C. Giá. D. Một.
  2. TRƯỜNG THCS QUẢNG MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÃ ĐỀ: 02 MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC 2022 - 2023 SỐ BÁO DANH: (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NỖI NIỀM VỚI MẸ MIỀN TRUNG ( ) Thương lắm mẹ miền Trung – mẹ tôi trong những ngày lũ lụt. Cái cột, cái kèo vẹo xiêu, cái thúng cái mủng nhẹ trôi chìm trong xoáy nước. Gia tài mẹ có gì nhiều nhặn đâu, tất cả đã dồn vào cho đàn con, tất cả đều chỉ ở cây cối quanh trong vườn. Những dây bầu dây bí, những cây chanh cây bưởi những luống rau khóm hành và rộng ra hơn là những vạt lúa uốn câu đang đòng đòng bén sữa - Sữa mẹ hay sữa lúa? Gia tài mẹ có gì đâu là mớ tép riu là con cá bống quẫy đuôi lách chách búng vào chiều lạnh để ăn cái đậm đà phù sa chân ruộng. Mẹ bòn mót chắt lọc để bữa cơm có thêm tiếng xuýt xoa hôi hổi nóng của bát canh rau tập tàng, để được mời lên đặt xuống. Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng. Chạn bếp, chạn gỗ có cao được thêm nữa đâu. Mái tranh ngấm mưa thì đã mục, mái ngói ngấm nước thì đã bục. Và mái trời đâu chỉ còn chở che mà xé toang mái rách, mà rạch đêm sấm chớp. Chỉ còn lại mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người là muôn đời muôn thuở bền chặt ( Trích tùy bút "Nỗi niềm với mẹ miền Trung" của Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 2: Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng nào? A. Mẹ. B. Bà. C. Chị gái. D. Ba. Câu 3: Trong các từ sau đây, đâu là từ ngữ địa phương thuộc miền Trung? A. Mái tranh. B. Cái mủng. C. Cái cột. D. Sợi dây trầu. Câu 4: Đối tượng trong đoạn trích được tái hiện tập trung vào thời điểm nào? A. Những ngày nắng oi ả. B. Những ngày bình yên. C. Những ngày bão tố. D. Những ngày lũ lụt. Câu 5: Từ “mái” trong cụm từ “mái ấm cuộc đời, mái ấm tình người” được hiểu như thế nào? A. Phần che phủ phía trên cùng của ngôi nhà. B. Dụng cụ dùng để bơi thuyền, bằng gỗ, một đầu tròn, một đầu dẹp và rộng bản. C. Dùng để chỉ tình yêu thương, sự ấm áp. D. Thuộc giống cái, phân biệt với trống. Câu 6. Em hiểu gì về hoàn cảnh của mẹ qua câu văn: “Gia tài của mẹ có gì đâu, là sợi dây trầu bền bỉ leo từng ngấn thân cau giờ như ngấn lụt, ngấn của bàng hoàng, ngấn riết vào ký ức trí nhớ như vân gỗ thân cây xoắn vào nhau bện thừng, bện lũ bện cả bao món nợ chất chồng.”?
  3. Hiệu trưởng Tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Bích Hạnh
  4. TRƯỜNG THCS QUẢNG MINH ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÃ ĐỀ: 02 MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC 2022 - 2023 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC-HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 HS có thể thể hiện suy nghĩ của mình, tuy nhiên có thể theo 1,0 một số gợi ý sau: I - Tình yêu thương vô bờ bến với hình ảnh người mẹ. Lòng biết ơn sâu sắc cho những hi sinh, vất vả, cực nhọc của mẹ. - Niềm tự hào về mẹ, về mảnh đất miền Trung. 10 HS thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ tốt đẹp, giàu 1,0 tính nhân văn về hình ảnh người mẹ gắn với quê hương mình, có thể theo một số gợi ý sau: yêu thương, tự hào, biết ơn, VIẾT: Cảm nghĩ của em về người thân mà em yêu quý 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: Viết bài văn biểu cảm về 0,25 con người c. Nêu được cảm xúc của bản thân về người thân mà em yêu 3,0 quý. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu, cảm xúc chung về người thân mà em yêu quý nhất II - Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em: + Nêu cảm nghĩ của em về ngoại hình của người thân + Nêu cảm nghĩ của em về và tính cách của người thân + Kỉ niệm sâu sắc của người thân đó đối với em. + Tình cảm của em đối với người thân mà em yêu quý. + Suy nghĩ, lời hứa hẹn. - Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm 0,25 tòi, phát hiện độc đáo, mới lạ. Cộng 10