Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm 2022-2023 - Trường THCS Quảng Đông (Có đáp án)

doc 5 trang hoangloanb 14/07/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm 2022-2023 - Trường THCS Quảng Đông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_2022_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm 2022-2023 - Trường THCS Quảng Đông (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐÔNG NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: GDCD - LỚP: 7 MÃ ĐỀ 01 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: “Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.” Đây là nội dung thể hiện khái niệm A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội. Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường A. Sự tác động của các trò chơi bạo lực. B. Sự chênh lệch về kết quả học tập. C. Giáo dục gia đình. D. Sự quan tâm của bố mẹ đến con cái. Câu 3: Đâu không phải và biểu hiện của bạo lực học đường A. Cô lập bạn cùng lớp. B. Chế giễu, bắt nạt bạn cùng lớp. C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp D. Đánh đập bạn cùng lớp. Câu 4: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. sự thiếu hụt kĩ năng sống. C. mong muốn thể hiện bản thân. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường? A. Do thiếu thốn tình cảm. B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực. C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình. D. Do thiếu hụt kĩ năng sống. Câu 6: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Phê bình học sinh trên lớp. C. Phân biệt đổi xử giữa các con. D. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. Câu 7: Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho A. cân đối và tằn tiện. B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất. C. cân đối và phù hợp. D. hiệu quả và tiết kiệm. Câu 8: Việc hiểu các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm A. Quản lí tiền. B. Tiết kiệm tiền. C. Chỉ tiêu tiền. D. Phung phí tiền. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm. C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng. Câu 10: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Thu gom phế liệu. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. Câu 11: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động A. trong cuộc sống . B. trong lao động. C. làm những gì mình thích. D. tìm kiếm việc làm. Câu 12: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không phản ánh đúng về hậu quả của bạo lực học đường A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Người thực hiện hành vi bạo lực học đường không phải chịu xử lí của pháp luật. D. Gây không khí căng thẳng trong môi trường học đường. Câu 14: Khi bị bạo lực học đường, chúng ta không nên sử dụng sự trợ giúp nào dưới đây A. Người thân, gia đình. B. Các thầy cô giáo, nhà trường. C. Cơ quan chính quyền chức năng. D. Thuê con đồ để trả thù. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả? A. Chủ động chi tiêu hợp lí. B. Rèn luyện tiết kiệm. C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn. D. Nâng cao thu nhập hàng tháng. Câu 16: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây? A. Thu gom chai lọ để bán. B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền. C. Làm tài xế xe ôm công nghệ. D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 17: ( 3 điểm): Quản lý tiền là gì?. Thực hiện tốt việc quản lý tiền sẽ mang lại lợi ích như thế nào đối với mỗi cá nhân. Để quản lý tiền hiệu quả chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào ? 2
  2. ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội. Câu 2: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái. C. thiếu sự giáo dục của gia đình. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 3: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái. C. thiếu sự giáo dục của gia đình. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 4: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là hành vi sử dụng vũ lực để A. nhận xét. B. chia sẻ. C. nghiêm khắc. D. đánh đập. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải hậu quả của bạo lực học đường A. Những tổn thương về cơ thể. B. Những bất hòa trong gia đình. C. Những tổn thương về mặt tâm lí. D. Những tác động tiêu cực đến xã hội. Câu 6: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh không nên có hành động A. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. B. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. C. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. D. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Câu 7: Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là: A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên. B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu. C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu. Câu 8: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức: A. trách nhiệm. B. tự lập. C. thông cảm. D. chia sẻ. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả? A. Chi tiêu hợp lí. B. Tiết kiệm thường xuyên. C. Tăng nguồn thu nhập. D. Mua nhiều đồ xa xỉ. Câu 10: Quản lý tiền hiệu quả là A. biết sử dụng tiền một cách hợp lí. B. dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ. C. hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu. D. tiêu hết số tiền mà mình đang có. Câu 11: Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta A. tăng thu nhập hàng tháng. B. nâng cao đời sống vật chất. C. chủ động chi tiêu hợp lí. D. nâng cao đời sống tinh thần. Câu 12: Chi tiêu có kế hoạch là A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết. C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”. D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền. Câu 13: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh không thực hiện hành vi nào dưới đây A. Nhanh chóng rời khỏi vị trí. B. Tìm cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm. C. Kịp thời nhờ sự giúp đỡ của người khác. D. Gọi bạn bè đến đánh lại. Câu 14: Trước khi xảy ra các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây A. Giữ kín mọi chuyện, không chia sẻ cùng ai. B. Cố gắng giải quyết mâu thuẫn. C. Tìm cách nói xấu những bạn kia với giáo viên. D. Mặc kệ, không làm gì cả. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả? A. Chi tiêu hợp lí. B. Tiết kiệm thường xuyên. C. Tăng nguồn thu nhập. D. Mua nhiều đồ xa xỉ. Câu 16: Quản lý tiền hiệu quả là A. biết sử dụng tiền một cách hợp lí. B. dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ. C. hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu. D. tiêu hết số tiền mà mình đang có II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6,0 điểm) Câu 17: (3,0 điểm): Thế nào là quản lý tiền hiệu quả ? Để quản lý tiền hiệu quả chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào và việc làm này có ý nghĩa như thế nào ? Câu 18 (2,0 điểm): Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm. a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N? b) Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này? Câu 19: (1,0 điểm): Em đồng tình hay không đổng tình với ý kiến dưới đây? Vì sao?: Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết. 4