Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_202.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)
- Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có nghĩa không liên quan trực tiếp đến lòng nhân ái? A. Thương người như thể thương thân. B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. D. Lá lành đùm lá rách. Câu 6. Phép liên kết trong hai câu: Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hoá của mỗi một con người. được dùng là: A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Cả A,B và C. Thực hiện các yêu cầu (3,0 điểm): Câu 7 (1,0 điểm). Nêu một số biểu hiện của lòng nhân ái trong cuộc sống. Câu 8 (2,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? II. Phần Viết (4,0 điểm) Học sinh chọn và thực hiện yêu cầu của một trong hai đề sau: Đề 1: Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Đề 2: Em đã đọc rất nhiều các tác phẩm văn học, trong đó có các nhân vật thú vị để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Hãy viết bài văn phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích nhất. === Hết === 2
- người, tốt cho bản thân các bạn. - Học sinh giải thích lý do vì sao có ý nghĩa đối với bản thân, phù hợp 0,5 với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, phù hợp với nội dung đoạn trích nhưng chưa rõ ràng. - Học sinh nêu thông điệp sai, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và 0 pháp luật, không phù hợp với nội dung đoạn trích, hoặc không trả lời được II. Phần Viết 4,0 Đề 1 I. Yêu cầu chung - Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận. - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận. - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng, bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. II. Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài: 0,5 - Nêu ra được vấn đề cần nghị luận bằng cách dẫn dắt nhận định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuỳ cách dẫn dắt để vào vấn đề nghị luận của học sinh, giáo viên linh hoạt chấm và cho điểm mở bài sao cho phù hợp. 2. Thân bài: 3,0 - Giải thích nhận định: + “Tự học” là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. “Tự học” không phải là sự thoát li vai trò của thầy cô dạy dỗ mà là một sự tự chủ động tìm ra phương pháp học tập tốt nhất, tìm ra con đường ngắn nhất tiếp cận với kho tàng tri thức của nhân loại. Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. + “Tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công” nghĩa là: Để thành công chúng ta phải nỗ lực học tập. Có nhiều cách học, cách tích luỹ kiến thức như học thầy cô, học bạn bè, cha mẹ, anh chị hướng dẫn Tuy nhiên chỉ bản thân tự chủ động nghiên cứu tích luỹ kiến thức, không lệ thuộc ai mới giúp bạn gặt hái được thành công trong thời gian sớm nhất. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vì sao tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công? + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. 4