Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Lạng Giang
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Lạng Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_hoat_dong_trai_nghiem_lop_7_na.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Lạng Giang
- + Biết khái niệm tôn trọng sự khác biệt. - Thông hiểu: + Xác định được nội dung trọng tâm của một kế hoạch thiện nguyện. - Nhận biết: + Biết được hành động góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên CĐ7: Em + Biết được ảnh hưởng của hiệu ứng với thiên 2 nhà kính lên cảnh quan thiên nhiên 2 1 nhiên và môi trường - Thông hiểu: + HS nêu được các ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sinh vật, nguồn nước và sức khỏe con người. - Nhận biết: + Biết được đặc điểm của một số nghề nghiệp thông dụng thường gặp. + Biết cách để tìm hiểu các ngành nghề ở địa phương. + Nhận biết một số ngành nghề thông qua đặc điểm. - Thông hiểu: CĐ8: Khám 3 phá thế giới + Hiểu được ích lợi khi phát triển các 7 1 1 nghề nghiệp ngành nghề ở địa phương. + Lựa chọn được phương pháp tuyên truyền giới thiệu các nghề truyền thống ở địa phương. - Vận dụng: HS vận dụng được sự hiểu biết và tìm hiểu của bản thân, nêu tên một số nghề mà em biết ở địa phương em và một số công việc đặc trưng của nghề đó. - Nhận biết: CĐ9: Hiểu 4 + Nhận diện được nghề nghiệp thông 5 1 1 bản thân – qua đặc điểm.
- PHÒNG GD&ĐT LẠNG GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022-2023 Môn: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HN7 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm) ( Chọn đáp án đúng nhất) Câu 1: Khi nghe người khác nói chuyện, ứng xử nào dưới đây là thích hợp nhất? A. Ngồi im lắng nghe một cách thờ ơ B. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp C. Gật đầu liên tục D. Nhìn người nói và cười cợt Câu 2: Tôn trọng sự khác biệt là gì? A. Là tôn trọng đặc điểm, tính cách, ngoại hình và quan điểm riêng của người khác B. Là chế giễu sự khác biệt về ngoại hình của một người nào đó C. Là phản bác các phát biểu của người khác mà không xem xét tính đúng sai D. Là sự kì thị về màu da, dân tộc, truyền thống của một người. Câu 3: Nếu lớp em được giao xây dựng một kế hoạch thiện nguyện ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng cao Hà Giang có đời sống khó khăn, đâu sẽ là nội dung việc làm chính phù hợp cho kế hoạch? A. Cùng các bạn đến Hà Giang thăm tình hình cuộc sống thực tế của các bạn ở đó. B. Kêu gọi mọi người nhưng lớp không trực tiếp ủng hộ. C. Thực hiện quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để gửi tới Hà Giang. D. Xin tiền của bố mẹ để nộp vào quỹ. Câu 4: Phát biểu nào đúng? A. Các truyền thống của quê hương chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa, đạo đức tốt đẹp. B. Không cần thiết phải phát huy các truyền thống của quê hương C. Các truyền thống của quê hương chỉ có giá trị về mặt vật chất, tiền bạc. D. Những truyền thống quê hương chỉ được lưu giữ trong thời gian ngắn Câu 5: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên? A. Buôn bán động vật hoang dã B. Tuyên truyền bảo tồn cảnh quan thiên nhiên bằng nhiều hình thức C. Vứt rác ra bãi biển, sông, suối D. Chặt phá cây cối, phá rừng Câu 6: Hiệu ứng nhà kính gây ảnh hưởng về cảnh quan thiên nhiên là:
- A. Tổ chức các triển lãm, hội thi nghề truyền thống B. Ưu tiên và ưa chuộng sử dụng các sản phẩm nhập ngoại. C. Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra khắp nơi trên thế giới D. Hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống Câu 13: Nhận định nào sau đây là sai? A. Nghề truyền thống là một trong những giá trị tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy. B. Nghề truyền thống là giá trị tinh thần của dân tộc và của các nghệ nhân. C. Các nghề truyền thống chỉ có giá trị tinh thần, văn hoá, không đem lại giá trị về kinh tế. D. Tất cả mọi người đều có thể góp phần vào việc gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống và văn hoá truyền thống của dân tộc. Câu 14: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống ở địa phương bằng phương tiện nào? A. Trên internet và các nền tảng mạng xã hội. B. Thông qua triển lãm, tờ rơi, sách báo. C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống. D. Tất cả các phương án trên. Câu 15: Theo em, việc lựa chọn nghề phù hợp với tính cách và sự hứng thú của bản thân sẽ giúp chúng ta điều gì? A. Yêu nghề, tăng sự hứng khởi khi học và làm nghề, dễ đạt được thành công. B. Không lo ngại về mọi người bàn tán C. Không giúp điều gì cả D. Không lo sợ thất nghiệp Câu 16: Việc nhận biết được sự phù hợp (hoặc chưa phù hợp) của bản thân mình đối với nghề nghiệp sẽ giúp gì cho em? A. Không giúp ích điều gì cho em B. Định hướng nghề nghiệp tương lai để xây dựng kế hoạch học tập ngay từ bây giờ C. Giúp em kiếm được nhiều tiền trong tương lai D. Giúp em ra oai được với bạn bè Câu 17: Học sinh có nên cố gắng học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn hay không? A. HS nên tự giác thực hiện kế hoạch học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp B. Không cần thiết vì có thể định hướng nghề nghiệp có thể thay đổi thường xuyên C. Không nên vì sẽ tốn thời gian D. Chỉ cần thiết với những HS giỏi.
- IV. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. 1. ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm). Mỗi câu 0,25 điểm ( Chọn đáp án đúng nhất) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A C A B A B D B C D B C D A B A B B A B. TỰ LUẬN ( 5,0 điểm). Câu 1: (2 điểm) - Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính: + Đến các sinh vật: nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất. + Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất, dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công - nông - lâm nghiệp. + Sức khỏe con người: Hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, nhiều loại bệnh mới và dịch bệnh bùng phát. Câu 2: (2 điểm) HS bằng hiểu biết của bản thân, có thể nêu được một số nghề, ví dụ như: Một số nghề ở địa phương em và một số công việc đặc trưng của nghề đó: - Nghề trồng lúa: gieo hạt, làm cỏ, lấy nước, bỏ phân, gặt lúa, phơi lúa - Nghề đan tre: chặt tre, phơi tre, chẻ, đan thành các vật dụng - Nghề dệt may: nhuộm vải, phơi vải, cắt vải, may thành quần áo Câu 3: ( 1 điểm) Nếu em là An, em sẽ không lựa chọn như An trong tình huống trên. Vì hội họa là ngành năng khiếu, không phải ngành có thể chăm chỉ là tập luyện được. An không có năng khiếu về hội họa thì không thể theo ngành mỹ thuật và thiết kế được. Dù không học cùng nhưng vẫn có thể làm bạn thân, nên An nên lựa chọn một nghề khác phù hợp với mình. 2. ĐÁNH GIÁ Kết quả TỔNG HỢP ĐẠT Bài làm đạt từ 5 điểm trở lên CHƯA Bài làm đạt dưới 5 điểm ĐẠT ———»«——