Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử

docx 4 trang hoangloanb 14/07/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_12_phan_tich_tac_pham_day_th.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 12 - Phân tích tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử

  1. Cảnh đẹp, thu hút sự chú ý của tác giả. Câu thơ thứ ba cất lên như một tiếng reo thích thú biểu hiện sự ngạc nhiên, ngưỡng mộ. Khung cảnh Vĩ Dạ đẹp như một bức tranh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Vườn Vĩ Dạ với những cây trái được sự chăm sóc bởi bàn tay khéo léo, lại được tắm gội mưa gió thường xuyên, nên mượt mà và dưới ánh nắng ban mai lấp lánh như những viên ngọc bích. Hình ảnh so sánh của tác giả trong câu thơ vừa chính xác, vừa gợi cảm. Có thể nói, tả vườn của Hàn Mặc Tử đã đạt đến độ tinh tế của một họa sĩ tài hoa. Chỉ bằng vài nét vẽ chấm phá, Hàn Mạc Tử đã phác họa được khung cảnh khu vườn một làng quê xứ Huế vừa quen thuộc, bình dị, vừa thi vị độc đáo. Ngắm vườn xứ Huế trong cái “nắng mới lên” thật thanh thản. Nhưng cảnh vật Vĩ Dạ bỗng sinh động hẳn lên, khi bóng dáng con người xuất hiện: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Mặt chữ điền thường gợi về vẻ đẹp phúc hậu. trang trọng, quý phái, còn lá trúc gợi cái dáng vẻ mảnh mai, xinh xắn, thanh tú. Câu thơ ngoài ý nghĩa tả thực: thấp thoáng sau khóm trúc có khuôn mặt rất phúc hậu của ai đó hình như đang dõi theo khách đường xa, còn có ý nghĩa tượng trưng, cách điệu hóa. Cảnh và người tô điểm cho nhau: cảnh xinh xắn, thơ mộng, người phúc hậu qúy phái. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Nhờ thế câu thơ đã làm bật được cái linh hồn vườn cây xứ Huế mà khổ thơ tập trung biểu hiện. Tóm lại, bằng những chi tiết rất quen thuộc và bình dị, Hàn Mạc Tử đã khắc họa một bức tranh quê Vĩ Dạ tràn đầy sức sống với vẻ đẹp bất ngờ, có sự hài hòa giữa cảnh và người. Đoạn thơ làm khơi dậy trong tâm hồn người đọc biết bao nỗi niềm quê hương làng mạc Việt Nam. Khổ thơ thứ hai cho thấy một thế giới khác của Huế: dòng sông Hương và vẻ đẹp êm đềm trầm tư của Vĩ Dạ nói riêng và Huế nói chung.Về với Vĩ Dạ, về với Huế, với núi Ngự, sông Hương, Hàn Mạc Tử cũng cảm nhận được cái linh hồn, cái nhịp điệu rất Huế ấy. Khung cảnh Huế dưới ngòi bút của Hàn Mạc Tử có sông nước, bờ bài, có gió, có mây và con thuyền ai đó đậu dưới trăng nơi bến vắng. Tất cả tạo nên một bức tranh êm đềm, thơ mộng. “Gió theo lối gió, mấy đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.” Hai câu thơ đầu tả cảnh nhưng thấm đẫm tình người. Hai câu thơ gợi cảm giác chia li buồn vắng đến não nề. Phải chăng một mối tình đơn phương, chưa có phút giây gặp gỡ ngọt ngào đã sớm chia li nên cảnh cũng hòa vào lòng người mà sầu tủi, phân li? Bởi đang trong tâm trạng buồn như vậy nên nhìn vào đâu cũng thấy buồn. Gió thổi mây bay thường là một chiều, nhưng đây lại đứt gẫy, như là không có sự gặp gỡ. Điệp từ “gió” và “mây” đã thể hiện ra điều dó. Và ngay đến dòng nước vô tri kia cũng trở nên buồn hiu cùng với hoa bắp hiu hắt khẽ “lay”. Hai câu thơ không chỉ tả cảnh và tình trong cảnh, mà dường như còn muốn tả cái nhịp điệu của cảnh. Đó là cái nhịp điệu êm đềm, lững lờ, nét trầm tư rất điển hình không nơi nào có được của Huế. Hai câu thơ có cái nhịp khoan thai chậm rãi cũng đã diễn tả rất thành công cái cảm xúc trên. Viết về Huế không thể không tả trăng. Trăng dưới ngòi bút của Hàn Mạc Tử huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí nửa thực, nửa hư như trong mộng: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” 2
  2. như bức tranh tâm trạng của thi nhân thêm sâu sắc. Ngôn ngữ thơ trong sáng, tinh tế đa nghĩa, đặc biệt sử dụng thành công những câu hỏi tu từ, điệp từ, biện pháp nhân hóa để sau mỗi cảnh vật thiên nhiên hiện lên tâm trạng của chính mình. 3. Kết bài: Với giọng điệu tha thiết, bài thơ trước hết lời Hàn Mặc Tử gửi gắm tình cảm với người con gái mà ông yêu thầm, thể hiện tình cảm với cảnh và người xứ Huế và trên hết đó là tình cảm của Hàn dành cho cuộc đời. Một hồn thơ khát khao với cuộc sống, với tình yêu với chân trời xứ Huế lại đắng cay giữa nghịch cảnh đau thương mà số phận “đã đành”. Bài thơ không những là tình yêu thiên nhiên, con người xứ Huế mà nó còn là những vần thơ trong trẻo nhất khép lại khát khao mãnh liệt của HMT trước tình người, tình đời. Để bạn đọc hiểu rằng trước khi đến với dòng thơ tượng trưng đầy ám ảnh của chàng thi sĩ họ Hàn ấy là cả một bầu trời thơ trong vắt và long lanh đến lạ kỳ. 2